Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Phương pháp lập kế hoạch học tập

Phương pháp lập kế hoạch thời gian học tập
1. Để lập được kế hoạch thời gian bạn cần phải có phương pháp khoa học. Thường phải có 2 kế hoạch
   - Kế hoạch thời gian học tập lâu dài.
   - Kế hoạch thời gian học tập ngắn.
   - Kế hoạch thời gian giai đoạn (nếu thấy cần thiết).
 2. Những căn cứ để lập kế hoạch thời gian: 
   - Quỹ thời gian hiện có: trong ngày, trong tháng hoặc trong năm.
   - Những nội dung cần bố trí thời gian.
   - Kế hoạch học tập chính khóa.
   - Mục tiêu đạt được trong từng giai đoạn.
( Mình đã từng áp dụng phương pháp lập kế hoạch này trong suốt kỳ nghỉ hè lớp 11: Với mục tiêu 3 tháng hè phải học hết chương trình lớp 12, thời gian học là 5 tiếng/ 1 ngày, 6 ngày/tuần)


Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

1. Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học tập
- Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
- Có tổng kết sau mỗi tuần
- Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
- Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
- Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.

 Có “thời gian chết”?
- Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
- Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
- Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
- Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
- Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.
 Những mẹo nhỏ để thực hiện thời gian học tập đã lập ra
 - Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
 - Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
 - Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
 - Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
 - Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
 - Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
....Cứ như vậy bạn sẽ có một phương pháp lập kế hoạch phù hợp.
Giờ hãy thử lập 1 kế hoạch học tập
- Mình lấy 1 kế hoạch thời gian của 1 người học hè:
 (không đi học thêm, lớp 10, 11 chỉ học theo chương trình cơ bản, hè năm lớp 11 bắt đầu vào cày thi đại học)
- Quỹ thời gian 3 tháng.
- Mục tiêu: Học tập xong chương trình cơ bản lớp 12 khối A.
- Phương pháp: Tự học.
* Kế hoạch lâu dài
- Học theo phương pháp lần lượt xen kẽ đồng thời như sau:
+ Tháng thứ nhất  1: học 2/3 nửa chương trình toán lớp 12; 1/3 chương trình vật lý 12;
+ Tháng 2: học 1/3 chương trình toán lớp 12 còn lại; 1/3 chương trình vật lý; 1/3 chương trình hóa học.
+ Tháng thứ 3: Học hết chương trình vật lý, hóa học.
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
* Kế hoạch giai đoạn của tháng 1:
+ Tuần thứ nhất: tập trung nghiên cứu nội dung mới của môn Toán và làm các bài thực hành.
+ Tuần thứ hai: Tiếp tục làm các bài thực hành Toán, nghiên cứu nội dung mới của vật lý.
+ Tuần thứ ba: Nghiên cứu nội dung mới môn toán, làm các bài thực hành vật lý.
.........cứ như vậy xoay vòng toàn bộ.
* Kế hoạch thời gian học tập ngắn:
+ Ngày thứ nhất: Học tập nội dung mới của bài 1, làm bài thực hành bài 1.
+ Ngày thứ 2: Làm thực hành bài 1, học nội dung mới bài 2.
+ Ngày thứ 3: Làm thực hành bài 1, 2, học nội dung mới của môn khác.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
Và với phương pháp như vậy, vừa tạo sự không nhàm chán do chỉ học 1 môn, vừa không quên các nội dung vừa mới học.
Đây cũng là một phương pháp lập kế hoạch thời gian học tập, bạn có thể tự nghiên cứu cho mình 1  kế hoạch riêng. Và nên nhớ 1 điều cốt lõi:
 - Phải thực hiện bằng được nội dung học tập trong ngày.
 - Có kế hoạch thực hiện phát sinh:  Ví dụ, ngày hôm  nay không thực hiện được, mai phải bù lại.
 - Có phần thưởng cho mỗi nội dung hoàn thành (kết hợp với sự vui chơi).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét